Sử dụng đèn gắn tường trong nhà đang trở thành xu hướng trang trí nội thất được ưa chuộng. Loại đèn này có kích thước nhỏ gọn nhưng thường mang lại lợi ích to lớn. Với sự có mặt của đèn gắn tường, không gian như được khoác lên vẻ ngoài mới lạ. Bức tường trống trải đã bớt đi phần nào sự nhàm chán, vô vị. Thay vào đó là vẻ đẹp hoàn hảo hơn. Bạn có muốn không gian của mình trở nên thẩm mỹ hơn với chỉ một thay đổi nhỏ trong bố trí ánh sáng nội thất? Hãy cùng LMP Lighting theo dõi bài viết dưới đây.
1. Đèn gắn tường trong nhà là gì?
Đèn gắn tường hay đèn ốp tường trong nhà là thiết bị chiếu sáng được lắp đặt trực tiếp tại khu vực tường bên trong căn nhà. Loại đèn này bổ sung ánh sáng cho góc khuất, trang trí ở khu vực tường trống trải. Mục đích chính khi sử dụng đèn thường là chiếu sáng và trang trí. Do đó, loại đèn này được thiết kế tối ưu cả về công nghệ chiếu sáng cũng như chú trọng về kiểu dáng và mẫu mã.
Đèn gắn tường được các kiến trúc sư nội thất đánh giá rất cao. Theo họ, tuy đây là loại đèn có kích thước nhỏ nhưng mang đến khả năng trang trí không gian nổi bật. Nếu đèn chùm tạo ra ánh sáng bao quát để tô điểm vẻ đẹp sang trọng thì đèn gắn tường lại tạo ra điểm nhấn nghệ thuật, mang lại nét tinh tế cho toàn bộ kiến trúc. Loại đèn này có thể sử dụng cho nhiều khu vực trong nhà. Đó là phòng khách, lối lên xuống cầu thang, phòng ngủ, nhà vệ sinh…
Như đã nói đến ở trên, đèn gắn tường nổi bật bởi khả năng trang trí không gian. Tuy vậy, ta vẫn không thể bỏ qua những lợi ích khác mà loại đèn này mang lại. Đó là bổ sung ánh sáng để soi chiếu những góc khuất. Điều này rất tốt đối với phong thủy căn nhà, mang lại nhiều điều may mắn cho gia chủ.
2. Phân loại đèn gắn tường trong nhà
Đèn gắn tường trong nhà được thiết kế với nhiều kiểu dáng đẹp mắt. Ta có thể phân loại đèn dựa trên một số tiêu chí dưới đây.
- Nếu phân loại dựa trên phong cách đèn, ta có thể tìm thấy các loại đèn gắn tường hiện đại, cổ điển, bán cổ điển…
- Nếu phân loại dựa trên thiết kế, ta có thể tìm thấy nhiều mẫu đèn gắn tường. Đó là các loại đèn tường 2 đầu, đèn gắn tường nghệ thuật hình chim, đèn thiết kế dạng đồng hồ treo tường…
- Nếu phân loại dựa trên chất liệu, ta cũng có thể tìm thấy các mẫu đèn làm từ pha lê, đồng, mica, thủy tinh, hợp kim…
- Nếu phân loại theo công nghệ chiếu sáng, ta có thể tìm thấy đèn led gắn tường trong nhà hoặc đèn gắn tường sợi đốt, Halogen… Hiện nay, hầu hết người dùng ưu tiên lựa chọn đèn led để có nguồn sáng ổn định và tiết kiệm điện năng.
3. Những vị trí nào trong nhà thích hợp lắp đặt đèn gắn tường?
Nhiệm vụ của đèn gắn tường chính là tạo ra điểm nhấn nghệ thuật cho mỗi bức tường. Do đó, ngoài chọn thiết kế đèn xinh đẹp thì ta cũng cần cân nhắc việc bố trí đèn thế nào thẩm mỹ. Để hài hòa với nguồn sáng tổng thể, ta có những tiêu chí khác nhau dành cho đèn gắn tường khi được bố trí ở mỗi khu vực trong nhà.
3.1. Đèn gắn tường phòng khách
Phòng khách là không gian sinh hoạt rộng nhất trong cả căn nhà. Ở căn phòng này, gia chủ có thể sử dụng một số loại đèn chiếu sáng và trang trí khác nhau. Đó thường là đèn chùm, đèn thả, đèn cây, đèn bàn. Sự góp mặt của những chiếc đèn gắn tường xinh xắn sẽ làm không gian của bạn hoàn hảo hơn.
Đèn gắn tường phòng khách có thể bố trí ở hai bên tivi, tường cạnh bên hoặc khu vực tường đằng sau ghế sofa. Kiểu dáng đèn phải hòa hợp với kiến trúc tổng thể để tạo ra vẻ đẹp đồng nhất cho không gian. Vị trí lắp đặt đèn cụ thể được quyết định bởi diện tích thực tế của phòng, mật độ nội thất có trong phòng và hình dáng, kích thước của các loại nội thất khác.
Đèn đèn led gắn tường phòng khách thường được bố trí đối xứng theo cặp. Lối bố trí này giúp đảm bảo tính cân đối, tạo ra hiệu ứng thị giác đẹp mắt và mang lại nét đẹp hài hòa cho trang trí nội thất.
3.2. Đèn gắn tường cho nhà bếp
Đèn gắn tường không phải lúc nào cũng được sử dụng cho khu vực nhà bếp. Thông thường, chỉ những ngôi nhà có nhà bếp và bàn ăn rộng mới được gia chủ lắp đặt đèn gắn tường. Việc sử dụng đèn trong trường hợp này chủ yếu để trang trí cho khu vực tường trống trải.
Khi chọn dùng đèn gắn tường cho khu vực nhà bếp, gia chủ có thể lựa chọn các mẫu đèn ít chi tiết để dễ dàng vệ sinh đèn. Tuy vậy, chiếc đèn được chọn vẫn phải có kiểu dáng sang trọng và hài hòa với nội thất khác trong phòng.
Đối với khu vực tường xung quanh bàn ăn, gia chủ có thể lắp đặt các loại đèn được thiết kế tinh tế hơn. Một số kiến trúc nhà có thiết kế phòng ăn tách rời riêng biệt với nhà bếp. Lúc này, đèn gắn tường là vô cùng cần thiết cho không gian phòng ăn. Lý do là vì ánh sáng từ đèn thả bàn ăn không thể phủ đến các góc phòng hay góc bàn ăn. Đèn gắn tường sẽ thay thế đèn thả ở trung tâm phòng cung cấp các góc sáng còn thiếu.
3.3. Đèn gắn tường phòng ngủ
Đèn gắn tường phòng ngủ cũng được nhiều gia chủ lựa chọn sử dụng. Chiếc đèn này mang lại nguồn sáng dịu nhẹ để đảm bảo không gian thư giãn cho khu vực phòng ngủ. Nhiệm vụ của đèn thường là cung cấp ánh sáng giúp gia chủ di chuyển an toàn trong bóng tối hoặc soi chiếu để gia chủ đọc sách trước khi đi ngủ. Đồng thời, đèn cũng mang lại hiệu quả trang trí không gian thẩm mỹ cho khu vực giường ngủ.
Đèn phòng ngủ thường được bố trí đối xứng ở hai bên đầu giường. Nguồn sáng không quá rộng mà tập trung ở một không gian nhất định. Việc sử dụng đèn led để hạn chế sự tỏa nhiệt của bóng đèn là sự lựa chọn hợp lý nhất cho khu vực cạnh giường. Nguồn sáng từ công nghệ chiếu sáng này cũng an toàn với cơ thể con người.
Đèn gắn tường đầu giường không nên quá gần hoặc quá xa giường ngủ. Nếu lắp đặt sai vị trí, đèn có thể gây ra sự bất tiện trong quá trình sử dụng của người dùng. Thông thường, gia chủ thường lắp đặt đèn cách giường từ 30 – 50cm so với giường hoặc tùy theo không gian thực tế ở mỗi phòng.
3.4. Đèn gắn tường ở khu vực cầu thang
Khu vực cầu thang tiềm ẩn nhiều nguy hiểm bởi có độ dốc, dễ tạo ra nguy cơ bước hụt chân gây ngã. Đây là một trong những khu vực được khuyến khích sử dụng đèn gắn tường. Loại đèn này vừa để trang trí lại chiếu sáng giúp đảm bảo an toàn khi di chuyển. Lúc lựa chọn đèn, các tiêu chí cần đặt ra là kích thước đèn phù hợp với cầu thang, chất lượng ánh sáng tốt, kiểu dáng đèn hài hòa với nội thất xung quanh.
Đèn gắn tường cầu thang thường được bố trí ở một bên hông các cầu thang đơn, cầu thang ngắn ít bậc. Đối với các loại cầu thang hình xoắn ốc, nhiều góc cua, gia chủ nên bố trí đèn dọc theo khu vực tường 2 bên. Ngoài ra, để dẫn lối tại khu vực cầu thang, nhiều gia chủ cũng chọn cách bố trí đèn sát các bậc thang hoặc tay vịn.
3.5. Đèn gắn tường nhà vệ sinh
Nhiều mẫu đèn gắn tường hiện đại có thể lắp đặt tại khu vực nhà vệ sinh để tăng ánh sáng và vẻ ngoài thẩm mỹ cho không gian này. Có nhiều yêu cầu cần đáp ứng khi chọn đèn cho khu vực nhà tắm, nhà vệ sinh. Đó thường là thiết kế nhỏ gọn, ánh sáng tập trung, hoạt động bền bỉ và có khả năng chống chịu độ ẩm.
Vị trí thích hợp nhất để bố trí đèn gắn tường trong khu vực nhà vệ sinh chính là hai bên gương. Gia chủ cũng có thể lựa chọn nơi bố trí đèn thích hợp với không gian thực tế ở nhà vệ sinh nhà mình. Lưu ý rằng công tắc đèn nên để ở gần cửa ra vào để bật/tắt đèn dễ dàng hơn.
Trên đây là những thông tin về đèn gắn tường trong nhà, tầm quan trọng cũng như cách bố trí đèn đối với từng không gian khác nhau. Đến đây, mong rằng bạn đọc đã hiểu hơn về loại đèn trang trí này và tìm thấy mẫu đèn ưng ý nhất. Nếu cần hỗ trợ bất cứ thông tin nào về thiết bị chiếu sáng nói chung và đèn gắn tường nói riêng, hãy liên hệ LMP Lighting. Chúng tôi sẽ tư vấn giải pháp chiếu sáng tối ưu nhất cho bạn.